Thực trạng Trâu ngố

Lục Yên là nơi có lợi thế về đồng cỏ, có giống trâu tốt và khí hậu thuận lợi cho chăn nuôi trâu. Lục Yên từ xưa vốn nổi tiếng có giống trâu ngố to khỏe để cung cấp sức kéo cho sản xuất nông lâm nghiệp, vận tải, nhiều con trâu lớn vẫn còn khá phổ biến trong các bản làng của người dân tộc Tày, Nùng, Dao, mỗi nhà thường nuôi vài con trâu trở lên[4] Nhà nào cũng nuôi trâu, ít cũng có một con để kéo cày, nhiều nuôi đàn có tới cả chục con. Số trâu nhiều ít được coi như một thước đo mức độ giàu có của mỗi nhà. Chuồng nuôi trâu được làm bằng gỗ tốt như gỗ nhà ở. Con trâu đến tuổi sấn xẽo cũng phải chọn ngày tốt và tìm được tay tre như ý. Vạy trâu cũng làm bằng cái rễ cây thì mới thật dẻo mềm vai trâu nhưng rất bền chắc[5].

Tỉnh Tuyên Quang từng có những đàn trâu vạm vỡ, khỏe, rất hữu ích để chăn nuôi phục vụ sản xuất và làm thịt, Nhưng so với trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng hay Lập Thạch, Vĩnh Phúc thì trâu Tuyên Quang ít được biết tới do chưa đầu tư đúng mức. Trong 10 năm qua, tốc độ tăng đàn trâu không cao, chỉ khoảng gần 2%/năm và chưa có giải pháp kỹ thuật đồng bộ để phát triển đàn trâu cũng là nguyên nhân làm cho số lượng đàn trâu không tăng nhiều. Không chỉ giảm về số lượng, chất lượng đàn trâu cũng kém đi, sức vóc mỗi cá thể cũng teo tóp. Đàn trâu trong tỉnh chủ yếu là trâu đực gié, không đủ tiêu chuẩn đực giống, còn trâu cái bé nhỏ, còi cọc, tỷ lệ cận huyết, đồng huyết xảy ra phổ biến đối với đàn trâu ở các làng, bản[6]

Gần 20 năm trở lại, giống trâu ngố Lục Yên có xu hướng thoái hóa mạnh khiến thể trạng trâu nhỏ đi. Lý do được một số người dân đưa ra là do tập quán chăn thả chung trên các đồng cỏ nên trâu phối giống tự nhiên dẫn đến sinh sản cận huyết và thoái hóa[4]. Đất rừng vốn là nơi người dân trước đây đưa trâu lên chăn thả, nay chuyển sang trồng rừng kinh tế nên nuôi trâu phải có người chăn dắt. Do đó, trâu không còn môi trường giao phối tự nhiên, sinh sôi bầy đàn như trước

Người dân cũng từng bước cơ giới hóa sản xuất nên những con trâu đực, trâu cái tốt nhất dần theo thương lái về xuôi vào lò mổ, những con trâu đực là mục tiêu săn lùng đầu tiên của những lái trâu mua về mổ thịt. Khi nguồn trâu đực to khan hiếm thì họ nhắm đến những con đực nhỏ và trâu cái có vóc dáng lớn, chính sách chưa tạo được động cơ để người dân tiếp tục phát triển chăn nuôi trâu và khó khăn trong quy hoạch đồng cỏ tự nhiên để chăn thả bầy đàn.

Tỉnh Yên Bái hiện có 96.370 con trâu, chủ yếu là giống trâu ngố địa phương chất lượng khá cao. Tuy nhiên, đàn trâu đang trong tình trạng thoái hóa dần. Nguyên nhân chính là do người dân chăn nuôi nhỏ lẻ không được chọn lọc giống thường xuyên, để giao phối tự nhiên cận huyết nên trọng lượng của mỗi trâu trưởng thành đang giảm đi rõ rệt; khả năng sinh sản tự nhiện của đàn trâu cũng đã giảm dần[7].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trâu ngố http://channuoivietnam.com/nang-cao-gia-tri-thuong... http://www.anninhthudo.vn/xa-hoi/tuyen-quang-chen-... http://baotintuc.vn/van-hoa/hoi-choi-trau-ham-yen-... http://baoyenbai.com.vn/12/107852/Bao_ton_ben_vung... http://www.baoyenbai.com.vn/12/50983/Nam_Suu_den_d... http://www.baoyenbai.com.vn/12/80767/Phuc_hoi_gion... http://www.mard.gov.vn/pages/news_detail.aspx?News... http://www.yenbai.gov.vn/vi/tinh/dlcn/Pages/chitie... http://nongnghiep.vn/tuyen-quang-bao-ton-dan-trau-... http://www.hamyen.org.vn/print.asp?id=5398